Có thể mồ hôi là trạng thái sinh lý hoàn toàn bình thường của cơ thể. Tuy nhiên, không phải ai cũng thế, đổ mồ hôi cũng có rất nhiều bất thường buộc chúng ta phải xem xét và để ý kĩ càng. Đó là chứng tăng tiết mồ hôi. Đổ nhiều mồ hôi tay gây ra nhiều bất tiện và tâm lý e dè tự ti cho người mắc. Vậy khi nào là bệnh và cần điều và làm cách nào để giảm thiểu nguy cơ gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Khi nào đổ mồ hôi tay được gọi là bệnh?

Chứng tăng tiết mồ hôi tay

Như bạn đã biết, con người chúng ta có tuyến mồ hôi nhằm điều tiết nhiệt độ thân thể và tiết một số chất bã nhờn qua da. Tuy nhiên, tuyến mồ hôi cũng có nhiều bất thường. Trong đó có thể kể đến chứng tăng tiết mồ hôi.

Dấu hiệu nhận biết ra mồ hôi tay ngay cả khi đang nghỉ ngơi, không hoạt động thể chất, không gian mát mẻ, tâm trạng bình thường. Mồ hôi tiết ra nhiều hơn nhu cầu của cơ thể để điều hòa nội mô, gây khó chịu cho người mắc. Đây là một rối loạn trong cơ thể do có sự kích thích quá mức của thụ thể cholinergic trên tuyến mồ hôi (Eccrine) gây đổ nhiều mồ hôi.

Nguyên nhân gây ra mồ hôi tay:

Nguyên nhân nguyên phát:

Một số nguyên nhân gây đổ mồ hôi tay

Do rối loạn hệ thần kinh giao cảm, và thường gặp chủ yếu ở vùng lòng bàn tay, lòng bàn chân, nách, đầu, mặt. Nếu bạn bị đổ mồ hôi nguyên phát, chủ yếu sẽ phát hiện rất sớm ngay từ lúc nhỏ hay giai đoạn trước dậy thì. Ở tuổi dậy thì triệu chứng sẽ nặng hơn và kéo dài suốt cuộc đời nếu không điều trị sớm. Ngoài ra, một số yếu tố về tâm lý cũng ảnh hưởng đến tình trạng ra mồ hôi tay, chân.

Nguyên nhân thứ phát:

Thường gây nên tình trạng đổ mồ hôi toàn cơ thể. Một số nguyên nhân thứ phát như:

  • Thiếu các vitamin và chất khoáng cần thiết cho cơ thể. Bởi nếu thiếu hụt các vitamin và dưỡng chất sẽ dẫn tới tình trạng ra mồ hôi tay, chân vào mùa lạnh.
  • Bệnh cường giáp: đây là trường hợp rối loạn phản ứng trao đổi chất trong tuyến giáp. Khiến tuyến giáp hoạt động quá mức. Khiến cơ thể đốt cháy nhiều calo, sinh ra nhiệt bài tiết mồ hôi nhiều hơn. Một số biểu hiện nhận biết bạn có mắc bệnh cường giáp hay không như: đánh trống ngực, run tay, sụt cân nhanh, mắt lồi,…
  • Nguyên nhân ngoại cảnh: do nhiệt độ quá thấp, bỏng lạnh, thiếu máu, lao phổi,…
  • Nhiễm độc: Một số bệnh nhân do tính chất công việc hay ở những nơi có tiếp xúc với các hóa chất độc hại từ nước, không khí, đất đai, ô nhiễm môi trường,… Khiến cơ thể nhiễm độc. Buộc cơ thể phải phản ứng lại bằng cách bài tiết ra nhiều mồ hôi nhằm đào thải chất độc khỏi cơ thể.
  • Một số nguyên nhân khác: Nếu bị đổ mồ hôi tay chân có thể đó là dấu hiệu sớm của một số căn bệnh, có thể kể đến như bệnh ung thư máu, tăng huyết áp, bệnh tim,…

Lối sống lành mạnh khắc phục tình trạng ra mồ hôi tay:

Thay đổi lối sống:

Tạo lối sống lành mạnh

Để cải thiện các triệu chứng và giúp người bệnh hạn chế tình trạng đổ mồ hôi cần:

– Hạn chế thức ăn cay, nồng, chua: ớt, chanh, tiêu, tỏi, hành…;

– Hạn chế uống rượu bia, thuốc lá;

– Tránh mặc quần áo bó sát, lựa chọn loại vải phù hợp,nên dùng các sợi vải có nguồn gốc thiên nhiên;

– Mặc quần áo màu tối (đen) có thể cảm giác giảm thấm ướt do mồ hôi;

– Mang tất có khả năng hút ẩm, tất dày làm bằng sợi tự nhiên

– Mang giày có miếng lót đế siêu thấm hoặc tất thể thao có khả năng hút ẩm cao.

Dùng thuốc bôi xịt tại chỗ:

Chất bôi thoa tại chỗ hạn chế tiết mồ hôi có thành phần chính là nhôm clorua. Ví dụ như các loại lăn xịt. Giúp giảm tiết mồ hôi hiệu quả qua cơ chế gây bít tắc các tuyến mồ hôi. Người bệnh sẽ thoa thuốc vào buổi tối ngay trước khi ngủ và rửa sạch vào buổi sáng. Tác dụng phụ thường gặp nhất của chất bôi tại chỗ là gây kích ứng da hoặc ngứa ở vị trí bôi thuốc.

Tiêm botox:

Tiêm botox trị ra mồ hôi tay

Phương pháp này thường được dùng cho việc tăng tiết mồ hôi ở vùng nách. Tuy nhiên, với vùng da nhỏ như lòng bàn tay vẫn sử dụng được. Cơ chế của phương pháp này nhằm ngăn chặn các tín hiệu thần kinh các tuyến kích thích mồ hôi. Bằng chất độc nhỏ tiêm vào da sẽ hạn chế việc thần kinh giao cảm bị kích thích quá mức.

Điện di ion:

Dùng máy trị mồ hôi Liplop điều trị ra mồ hôi tay

Phương pháp này hiện đang được sử dụng tại nhiều bệnh viện lớn trên cả nước. Với cơ chế sử dụng dòng điện. Nhằm giảm kích thích hệ thần kinh giao cảm, tránh hưng phấn quá mức gây đổ nhiều mồ hôi.

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều dòng máy điều trị mồ hôi bằng phương pháp điện di. Trong đó giá thành rẻ và hiệu quả nhất có thể đến máy điều trị mồ hôi Liplop. Với việc bị đổ mồ hôi tay bạn nên lựa chọn máy MS01 của hãng sẽ điều trị ổn nhất.

Trên đây là những nguyên nhân giải đáp thắc mắc của tất cả các bạn về chứng tăng tiết mồ hôi tay. Cũng như các phương pháp điều trị chứng bệnh này. Những phương pháp kể trên cũng có thể áp dụng ở những vùng da khác như chân, nách, lưng… Hẹn gặp lại bạn ở những bài viết lần sau.