Giấc ngủ ngon là một yếu tố vô cùng quan trọng trong sự phát triển của trẻ. Việc thiếu ngủ hoặc ngủ không đúng giờ giấc sẽ khiến con quấy khóc và mệt mỏi khi thức dậy. Hơn nữa, sức đề kháng của con cũng bị ảnh hưởng, từ đó dễ bị mầm bệnh xâm nhập và ốm vặt. Tùy thuộc vào nguyên nhân thì sau đây mời các mẹ có thể tham khảo các mẹo dân gian chữa trẻ ngủ ngày cày đêm.
Ngủ ngày cày đêm là gì?
Đây là hiện tượng không còn quá xa lạ đối với những gia đình có trẻ nhỏ, là hiện tượng ban ngày các bé cố những giấc ngủ sâu, rất ngoan. Nhưng đến đêm thì bé lại quấy, đòi ăn, đòi chơi khiến cho các ông bố bà mẹ khá vất vả.
Ở trẻ sơ sinh do dạ dày còn bé, khả năng chứa thức ăn ít nên bé nhanh đói hơn người lớn, phải ăn nhiều bữa trong ngày hơn. Nhất là vào ban đêm, do không đủ thức ăn dự trữ nên bé thường tỉnh vài giờ một lần để đòi ăn. Khi lớn dần lên thì số lần bé đòi ăn đêm càng ít đi nhưng cần tạo cho bé thời gian sinh hoạt hợp lí để bé có thể ngủ suốt đêm. Điều đó cũng là thách thức phổ biến với các bậc cha mẹ.
Nguyên nhân của tình trạng ngủ ngày cày đêm
Vậy nguyên nhân do đâu mà các bé lại có tình trạng ngủ ngày cày đêm như thế này. Theo các chuyên gia, được chia làm 2 nguyên nhân chính dưới đây:
Nguyên nhân sinh lý
Giấc ngủ chậm ở trẻ gồm có 4 giai đoạn đó là: buồn ngủ, ngủ lơ mơ, ngủ sâu, ngủ rất sâu.
Giấc ngủ của trẻ sẽ diễn biến tuần từ theo 4 giai đoạn rồi quay lại giai đoạn 2 và chuyển sang ngủ kiểu giấc ngủ nhanh. Trong những tháng đầu trẻ sơ sinh ngủ thường bị giật mình khi chuyển từ ngủ sâu sang ngủ lơ mơ và khó ngủ trở lại.
Nguyên nhân bệnh lý
Ngoài nguyên nhân sing lý ở trên, trẻ có tình trạng ngủ ngày cày đêm còn có thể do một số bệnh lý sau đây:
- Cơ thể bé thiếu dưỡng chất quan trọng như: Canxi, kẽm, sắt… sẽ khiến trẻ gặp tình trạng rối loạn giấc ngủ, khó ngủ, trằn trọc và quấy khóc về đêm. Nhất là hội chứng chân không yên thường thấy ở trẻ bị thiếu sắt, khiến trẻ cảm thấy mệt mỏi, khó ngủ và ngủ không ngon giấc.
- Trẻ gặp một số bệnh về đường hô hấp như: viêm phế quản, viêm họng, viêm phổi, viêm amidan…trẻ mắc một trong những bệnh lý này thường khó ngủ do phải thở bằng miệng, ngủ ngáy khiến trẻ trằn trọc không ngon giấc.
- Trẻ mắc những bệnh lý về thần kinh, viêm tai giữa, trào ngược dạ dày cũng dễ gây ra hiện tượng ngủ ngày cày đêm.
Trị trẻ ngủ ngày cày đêm theo mẹo dân gian có hiệu quả không?
Về cơ bản, trẻ nhỏ thường ngủ ngày nhiều và thức đêm là hiện tượng sinh lý bình thường. Tình trạng này sẽ dần biến mất khi giờ sinh hoạt của con bắt đầu ổn định. Những mẹo trị ngủ ngày cày đêm kể trên sẽ đem đến những hiệu quả khác nhau, vì cơ thể mỗi bé và khả năng thích nghi của chúng đều không giống nhau.
Ngoài cải thiện yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến giấc ngủ của con, các mẹ cũng nên chú ý thử một số mẹo tác động đến sinh lý và nhận thức của trẻ. Tính hiệu quả của những mẹo dân gian này có cao hay không đa phần cũng phụ thuộc vào sự kiên trì của ba mẹ.
Trong quá trình áp dụng mẹo chữa trẻ ngủ ngày cày đêm, nếu thấy biện pháp nào phù hợp và con có biểu hiện thích nghi, hãy tiếp tục thực hiện giải pháp đó. Khi phát hiện thấy con quấy khóc nhiều hơn và tình trạng thức đêm vẫn không giảm đi sau một thời gian, hãy cho con đi khám để chuẩn đoán xem liệu bé có đang gặp bệnh lý nào hay không.
15 mẹo chữa trẻ ngủ ngày cày đêm
Những lúc trẻ thức đêm, quấy khóc và không chịu ngủ làm cho các ông bố bà mẹ vô cùng vất vả. Do ở lứa tuổi từ 0 – 1 tuổi, các bé thường chưa hình thành được thói quen ngủ đều đặn như người lớn. Và đó là bình thường nếu hiện tượng trên chỉ diễn ra 1-2 tối. Còn nếu tình trạng này kéo dài nhiều ngày liền thì thực sự là vấn đề đáng lo ngại.
Cho bé ngủ đúng giờ
Ngủ đúng giờ là một thói quen tốt cho giấc ngủ của bé, nhờ đó cơ thể con được bài tiết đầy đủ các hormone tăng trưởng. Còn nếu ngày ngủ quá nhiều, ngủ tốt có thể khiến buổi tối bé ngủ không sâu giấc, dễ tỉnh lại và khó đi vào giấc ngủ. Điều này ảnh hưởng không tốt cho việc tiết hormone của bé.
Các bố mẹ nên rèn luyện cho trẻ thói quen ngủ trước 9 giờ tối và thức dậy vào cùng một thời điểm. Theo nghiên cứu, các bé cần ngủ từ 10 – 12 tiếng đồng hồ mỗi đêm, do đó nếu con phải dậy sớm đi học, bạn nên cho trẻ đi ngủ sớm hơn để đảm bảo ngủ đủ giấc.
Tập cho bé phân biệt ngày đêm
Với trẻ sơ sinh do mới chào đời nên thường không phân biệt được ngày và đêm, vì thế lịch sinh hoạt cũng sẽ đảo lộn. Do đó, để khắc phục được nguyên nhân này, cha mẹ nên cố gắng điều chỉnh đồng hồ sinh học.
Thời gian này, các ba mẹ nên giúp con phân biệt thời gian sáng và tối bằng một số mẹo nhỏ. Vào ban ngày, mẹ hãy tăng độ sáng trong phòng và vui đùa cùng con. Ngược lại, hãy tắt đèn và để ánh sáng yếu vào ban đêm để giúp con nhận thức được giờ đi ngủ.
Hạn chế cho bé xem điện thoại hoặc các thiết bị điện tử
Ánh sáng từ màn hình điện thoại hay các thiết bị điện tử sẽ ức chế quá trình tổng hợp hormone gây buồn ngủ là serotonin và melatonin, từ đó ảnh hưởng đến cảm giác buồn ngủ của con.
Chính vì vậy, cha mẹ nên tắt hết các thiết bị điện tử và không cho trẻ đến gần điện thoại trước giờ ngủ từ 1 – 2 tiếng. Đồng thời vào ban ngày, bạn có thể cho bé hoạt động nhẹ nhàng sẽ hỗ trợ tốt hơn cho sự phát triển toàn diện.
Không bế lắc, đung đưa trẻ
Lúc cho bé bú, người mẹ chỉ nên nằm hoặc ngồi để bé ở vị trí cố định, tránh tình trạng bế lắc, đung đưa trẻ. Điều này không chỉ ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa còn non nớt của con mà còn có thể làm não bộ của trẻ bị tổn thương.
Hạn chế thói quen xấu cho bé về đêm
Các mẹ không nên cho trẻ uống sữa, bú đêm, ăn bột vào ban đêm. Những hoạt động này khiến các cơ quan phải làm việc nhiều hơn, gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé. Do vậy, hãy cố gắng loại bỏ những thói quen này đế giúp con dễ đi vào giấc ngủ hơn.
Để cho bé thức vào ban ngày
Trẻ thức thao láo vào ban đêm có thể do đã ngủ quá nhiều vào ban ngày. Do vậy, các ba mẹ chăm con cũng cần chú ý “lay lay”, đánh thức con vào ban ngày thường xuyên hơn.
Dù con vẫn còn ngái ngủ và muốn ngủ thêm, nhưng các mẹ cũng đừng ngần ngại mà hãy để con thức dậy, sau này con sẽ nhanh chóng thích nghi được thói quen đó.
Hình thành giờ sinh hoạt hợp lý
Một trong những phương pháp hiệu nhất để chữa trẻ ngủ ngày cày đêm được các ông bố bà mẹ áp dụng với con. Hãy thiết lập một giờ giấc sinh hoạt phù hợp và áp dụng nghiêm túc với con theo từng tháng tuổi .
Các mẹ hãy để con chơi đùa vào ban ngày và cho con đi ngủ đúng lịch vào ban đêm. Khi thành thói quen, đồng hồ sinh học của con cũng sẽ tự điều chỉnh để thích nghi với lịch đó.
Vỗ về con trước khi ngủ
Trước khi ngủ, các bé không có bố mẹ ở cạnh thường sẽ bất an, lo lắng. Vậy nên nếu bạn dành thời gian trước khi ngủ để bên con, chơi đùa với bé thì chắc có lẽ sẽ giúp bé an tâm hơn cũng như tình cảm mẹ và trẻ hay bố và trẻ sẽ khăng khít hơn.
Khoảng thời gian trước ngủ, bạn có thể kể chuyện cho bé nghe, giao tiếp bằng mắt hoặc ôm hôn, nói với bé những lời âu yếm. Chắc chắn bé sẽ an tâm hơn vì bé cảm nhận được tình yêu của bố mẹ qua ánh mắt hoặc những lời nói tích cực, thú vị và tràn đầy năng lượng đó.
Không gian ngủ của bé thoải mái và yên tĩnh
Không gian phòng ngủ của bé rất quan trọng, có thể tác động trực tiếp đến giấc ngủ của con. Vì vậy, hãy kiểm tra nhiệt độ phòng, ánh sáng hay tiếng ồn (nếu có) và điều chỉnh sao cho phù hợp với bé.
Các mẹ cũng cần lưu ý không nên mặc cho con quá nhiều lớp áo lúc ngủ để tránh gây nguy cơ đột tử bất thường vì khi đó, thân nhiệt con tăng cao sẽ gây khó chịu. Nên giữ nhiệt độ ở mức trung bình và đắp lớp chăn mỏng cho trẻ. Ngoài ra, không để đèn ngủ quá sáng, nếu không, con sẽ bị chói mắt và khó ngủ.
Massage nhẹ nhàng cho bé trước khi ngủ
Việc massage không chỉ giúp trẻ được thư giãn mà còn hỗ trợ hệ thống tuần hoàn, thần kinh, hô hấp, tiêu hóa của con hoạt động tốt hơn. Đồng thời khi massage cho bé, cơ thể bé sẽ tiết ra hormone dopamin khiến trẻ dễ dàng đi vào giấc ngủ và giảm việc chảy nước miếng khi ngủ.
Các mẹ nên massage cho bé khoảng 30-60 phút trước khi đi ngủ nhé. Có thể massage các vùng như: mặt, bụng, các chi, lưng. Lưu ý thêm cho các mẹ là ấn và xoa nhẹ nhàng, có thể dùng kèm dầu massage để tăng độ ẩm cho da bé. Massage mỗi lần khoảng 5-10 phút mỗi ngày.
Trong lúc ngủ không cho bé bú
Theo các chuyên gia, mẹ không nên để bé ngủ trong lúc bú, bởi tồn tại rất nhiều rủi ro cho trẻ như sặc sữa, trào ngược dạ dày, hoặc tắc nghẽn đường hô hấp,… Điều này thậm chí có thể dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện kịp thời. Không những thế, thói quen bú khi ngủ còn làm giấc ngủ của trẻ không ổn định, từ đó trẻ dễ thức dậy vào ban đêm và lại đòi bú mẹ, làm cả mẹ, cũng như bé mệt mỏi.
Để thay đổi thói quen xấu này của con, các mẹ cần cẩn thận quan sát những khung giờ bé thường có biểu hiện buồn ngủ (ngáp, mắt lim dim, gật gù,…). Sau đó cho trẻ bú cách xa khung giờ này.
Rèn nếp ngủ trưa tốt cho bé
Một số bậc phụ huynh cho rằng nguyên nhân trẻ khó ngủ vào buổi đêm là do ngủ trưa nhiều, từ đó tự ý cắt giấc ngủ buổi trưa. Quan điểm này là hoàn toàn sai lầm và nó khiến cho trẻ mệt mỏi hơn. Bởi ngoài việc ngủ tối, giấc ngủ trưa cũng giữ một vai trò vô cùng quan trọng giúp bé được cải thiện cả tâm trạng, tinh thần và sức khỏe.
Theo các chuyên gia, khi trẻ đủ 18 tháng, thời gian ngủ trưa diễn ra trong khoảng thời gian từ giữa trưa đến 2 giờ chiều là tốt nhất. Không nên để trẻ ngủ quá 3 giờ chiều, tránh tình trạng bé khó ngủ và thức đêm.
Có thể sử dụng núm vú giả
Nếu bé cần phải ti mẹ hoặc ti bình mới ngủ được thì bạn có thể dùng núm vú giả để con ngủ ngon, sâu giấc hơn. Ngoài tác dụng trấn an con, một vài nghiên cứu còn cho thấy việc sử dụng núm vú giả trong khi ngủ sẽ giúp giảm nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh.
Hạn chế bé ngủ ngay cạnh bố mẹ
Thông thường khi trẻ sơ sinh còn quá nhỏ, ba mẹ sẽ cho bé ngủ cùng giường. Tuy nhiên, việc này tiềm ẩn rất nhiều rủi ro như bố mẹ nằm đè lên con, chăn che kín người bé, hay diện tích giường quá nhỏ trẻ có thể bị ngã,…
Chính vì vậy, theo các chuyên gia nghiên cứu về hành vi và giấc ngủ của trẻ nhỏ, tốt nhất bạn nên mua cũi đặt trong phòng mẹ và cho bé ngủ riêng. Điều này đảm bảo con có được cảm giác an toàn và có một giấc ngủ ngon hơn.
Tạo những thói quen trước khi đi ngủ cho bé
Một trong những mẹo dân gian chữa trẻ ngủ ngày cày đêm tốt nhất chính là tập thói quen trước khi đi ngủ cho bé. Được biết, việc làm những việc giống nhau vào cùng một thời điểm trước khi đi ngủ chính là cách giúp trẻ hình thành các phản xạ có điều kiện. Điều này vừa giúp ích cho giấc ngủ của con, vừa hỗ trợ thúc đẩy sự phát triển cả về trí tuệ và thể chất cho bé.
Một số lưu ý khác để trẻ không bị ngủ ngày cày đêm
Ngoài ra, các bố mẹ cần lưu ý thêm một số vấn đề dưới đây:
- Tránh để bé vận động quá nhiều trước khi ngủ, vì điều này sẽ làm tăng nhịp tim, huyết áp, mỏi cơ khó khăn hơn để con vào giấc ngủ.
- Không nên cho trẻ ăn, uống quá no trước khi ngủ, bởi thức ăn đi vào chưa kịp tiêu hóa có thể khiến dạ dày tăng tiết dịch vị nhiều hơn. Từ đó gây ứ đọng, chướng bụng và trào ngược, bé khó chịu sẽ ngủ không ngon giấc và thức đêm.
- Việc lạm dụng võng, nôi điện làm giấc ngủ của trẻ phụ thuộc hoàn toàn vào những vật dụng này. Sử dụng thường xuyên những vật dụng hỗ trợ bé ngủ này sẽ làm hình thành thói quen không tốt, khiến bé quấy khóc không chịu ngủ nếu không có.
- Kiểm tra tã cho bé trước khi ngủ, việc mặc tã bị bẩn sẽ khiến bé bí bách, khó chịu, khó ngủ. Đồng thời chú ý sử dụng loại tã thấm hút tốt tránh để trẻ quấy khóc khi tè vì cảm giác ẩm ướt.
Các mẹo dân gian chữa trẻ ngủ ngày cày đêm là rất dễ để áp dụng. Để nhiệt độ phòng hợp lý và cho bé mặc quần áo thoải mái khi ngủ là việc quan trọng đầu tiên cần ưu ái kiểm tra và đảm bảo. Ba mẹ nào chăm con thấy bé thường thức vào ban đêm có thể tham khảo thực hiện để giúp bé nhanh chóng có lịch sinh hoạt hợp lý và ngủ ngon giấc hơn