Hiện tượng trẻ sơ sinh hay gồng mình đỏ mặt là một dấu hiệu khá bình thường. Đây chỉ là dấu hiệu sinh lý đơn giản ở trẻ. Tuy nhiên, cũng có thể đây là dấu hiệu để cảnh báo các bậc bố mẹ về tình trạng trẻ sơ sinh bị thiếu một số dưỡng chất quan trọng như canxi, sắt, kẽm…Vậy tình trạng trẻ sơ sinh hay gồng mình đỏ mặt là như thế nào? Liệu có phải là hiện tượng bất thường không? Nếu các bậc bố mẹ cũng có những thắc mắc về hiện tượng này thì mời cùng tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn vấn đề này nhé!

Tình trạng trẻ sơ sinh hay gồng mình đỏ mặt là gì?

Trong giai đoạn đầu đời, hầu hết trẻ sơ sinh đều có biểu hiện gồng người, vặn mình diễn ra trong một vài phút, hiện tượng này sẽ chấm dứt khi trẻ được 3 – 4 tháng tuổi. Tuy nhiên, nếu trẻ sơ sinh thường xuyên bị vặn mình, rướn mình, gồng đỏ mặt, thậm chí bé hay giật mình khi ngủ thì mẹ cần phải quan tâm vì điều này kéo dài có thể gây ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ.

Tình trạng trẻ sơ sinh hay gồng mình đỏ mặt là gì
Tình trạng trẻ sơ sinh hay gồng mình đỏ mặt là gì

Khi bé ra đời, các tế bào thần kinh chưa biệt hoá, vỏ não và thể vân chưa phát triển nên hoạt động dưới vỏ chiếm ưu thế. Do đó, trẻ sẽ thường có biểu hiện múa vờn, vận động tay chân thường xuyên vì phản ứng của vỏ não có xu hướng lan tỏa khi bị kích thích.

Biểu hiện trẻ sơ sinh vặn mình khi ngủ chia thành 2 trường hợp: Vặn mình là hiểu hiện sinh lý và vặn mình biểu hiện do bệnh lý. Vì thế, khi trẻ vặn mình, gồng mình, ba mẹ cần chú ý để xem hiện tượng vặn mình đó là dấu hiệu của biểu hiện sinh lý bình thường hay của các bệnh lý khác.

Nguyên nhân khiến trẻ hay bị gồng mình đỏ mặt

Trong lúc ngủ, trẻ sơ sinh hay có hiện tượng gồng mình và kèm đỏ mặt. Vậy nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là do đâu? Có rất nhiều nguyên nhân nhưng được chia làm 2 nguyên nhân chính là do sinh lý và do bệnh lý. 

Do sinh lý

Một trong những lý do đầu tiên khiến trẻ sơ sinh hay gồng mình đó là do hệ thần kinh của trẻ lúc này chưa được phát triển hoàn thiện, còn non yếu. Nên trẻ chưa kịp thích ứng với môi trường xung quanh, việc gồng mình của trẻ là để dần làm quen với mọi thứ ở bên ngoài. Đây là phản xạ tự nhiên khi trẻ mới chào đời, các mẹ không cần quá lo lắng.

Khi trẻ đi vệ sinh cũng thường vặn mình, gồng mình. Đây là phản xạ tự nhiên để trẻ đẩy phân ra ngoài, nhiều bé còn ọ ẹ, rướn mình đến mức mặt đỏ, thậm chí là khóc thét lên.

Khi trẻ đi vệ sinh cũng thường vặn mình, gồng mình
Khi trẻ đi vệ sinh cũng thường vặn mình, gồng mình

Nếu trẻ đói trẻ cũng hay gồng mình, la khóc để được chú ý. Khi cho trẻ ăn no tình trạng này sẽ giảm bớt, nên không có gì để quá lo lắng.

Phòng ngủ của bé quá sáng, hay quá ồn, đệm quá cứng… cũng là nguyên nhân khiến trẻ gồng mình, phản ứng với những hiện tượng đang xảy ra xung quanh mình. Cho nên, trẻ thường gồng mình, quấy khóc, khó chịu.

Bé hay gồng mình đỏ mặt do tã, bỉm bị ẩm ướt. Trẻ sơ sinh chưa biết nói nên mẹ cần chú ý hơn. Thường xuyên kiểm tra xung quanh người trẻ, như tã, bỉm có ướt không?để thay cho bé. Khi tã bỉm ướt, cũng khiến trẻ khó chịu, trẻ thường vặn mình, cong người để mẹ có thể nhận biết được điều này.

Thông thường, tình trạng trẻ sơ sinh hay gồng mình đỏ mặt sẽ tự hết sau vài phút nếu là do sinh lý. Đôi khi sẽ kéo dài hơn, mẹ không chú ý đến trẻ, trẻ sẽ gào khóc.

Do bệnh lý

Khi bé hay gồng mình liên tục, bạn cần để ý xem trẻ có những dấu hiệu này như: trẻ đổ mồ hôi trộm, trẻ rụng tóc vành khăn, trẻ quấy khóc ban đêm…thì chắc chắn bé nhà bạn đã bị thiếu canxi. Bởi thiếu canxi cũng khiến trẻ sơ sinh hay gồng mình đỏ mặt.

Khi trẻ bị tổn thương hệ thần kinh trung ương sẽ không kiểm soát được cơ thể, thường gồng mình, đỏ mặt, thậm chí cáu gắt. Lúc này trẻ sẽ gào khóc rất to, khiến mẹ không hiểu chuyện gì xảy ra. Mẹ cần chú ý đến những thay đổi của bé để có thể xử lý kịp thời.

Một số bệnh lý khác như trẻ bị ngứa do côn trùng cắn, hoặc chui vào tai
Một số bệnh lý khác như trẻ bị ngứa do côn trùng cắn, hoặc chui vào tai

Một số bệnh lý khác như trẻ bị ngứa ngáy, đau bụng, hay bị côn trùng chui vào tai… trẻ cũng gây phản ứng vặn mình, gồng mình đỏ mặt.

Giải pháp giúp trẻ sơ sinh giảm tình trạng gồng mình đỏ 

Chỉ cần các mẹ lưu ý đến những thay đổi của trẻ thì không quá khó để có thể cải thiện tình trạng gồng mình đỏ mặt ở trẻ sơ sinh. Dưới đây là một số giải pháp cho từng nguyên nhân của hiện tượng trẻ sơ sinh gồng mình đỏ mặt, để các mẹ yên tâm chăm con mỗi ngày nha.

Trẻ xuất hiện tình trạng gồng mình đỏ mặt do sinh lý

Việc đầu tiên mà cha mẹ cần làm để cải thiện tình trạng trẻ sơ sinh hay gồng mình đỏ mặt đó chính là tạo môi trường ngủ cho bé thật thoải mái. Hãy chuẩn bị cho bé một không gian yên tĩnh, sạch sẽ, không có tiếng ồn, giúp trẻ ngủ sâu giấc hơn. Loại bỏ những thứ như: đồ chơi, gấu bông… ra khỏi khu vực nằm ngủ của trẻ.

Chọn cho trẻ một chiếc đệm êm, đủ ấm vào mùa đông. Bạn có thể cho trẻ nằm gối dành cho trẻ sơ sinh, tránh dùng gối cao khiến trẻ bị mỏi cổ, đau đầu. Nếu xung quanh phòng ngủ của bé có nhiều tiếng ồn bạn có thể cho trẻ nghe tiếng ồn trắng, với các loại âm thanh như tiếng sóng vỗ, tiếng mưa rơi… giúp loại bỏ những âm thanh khác gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Giải pháp giúp trẻ sơ sinh giảm tình trạng gồng mình đỏ mặt 
Giải pháp giúp trẻ sơ sinh giảm tình trạng gồng mình đỏ mặt

Bổ sung dưỡng chất đầy đủ cho trẻ cũng là một giải pháp lý tưởng giúp trẻ bớt gồng mình. Đối với trẻ bú mẹ, bạn cần ăn đủ các nhóm dưỡng chất để trẻ được cung cấp đầy đủ dưỡng chất qua sữa mẹ.Với những bé sơ sinh, nguồn canxi lúc này được cung cấp hoàn toàn từ sữa mẹ (trừ những trời hợp bé bú sữa ngoài), do đó, mẹ cần phải ăn uống đầy đủ các loại thực phẩm giàu canxi như cá hồi, cá thu, cá ngừ,… cũng như những loại cá tốt cho sức khỏe khác. Thực đơn đa dạng cùng với việc cung cấp canxi đầy đủ sẽ là một cách gián tiếp giúp bé nhà bạn không bị vặn mình nữa. Đối với trẻ bú sữa công thức, bạn cần lựa chọn loại sữa có đủ thành phần dưỡng chất, thích hợp với cơ địa của trẻ.

Bổ sung dưỡng chất đầy đủ cho cả trẻ và mẹ cho trẻ bú sữa cũng là một giải pháp lý tưởng giúp trẻ bớt gồng mình
Bổ sung dưỡng chất đầy đủ cho cả trẻ và mẹ cho trẻ bú sữa cũng là một giải pháp lý tưởng giúp trẻ bớt gồng mình

Thay bỉm, tã thường xuyên cho trẻ. Đối với trẻ sơ sinh thường đi vệ sinh nhiều lần, trẻ dưới 1 tuổi thường đi tiểu từ 16-10 lần/ ngày. Với trẻ lớn hơn số lần đi tiểu cũng giảm còn hơn 12 lần/ ngày. Tuy nhiên, số lần trẻ đi tiểu còn phụ thuộc vào lượng sữa trẻ uống mỗi ngày, trẻ vận động nhiều, ít vận động và trẻ đổ nhiều mồ hôi hay ít mồ hôi… Nhìn chung, trẻ sơ sinh cần được chú ý thường xuyên, 2-3 tiếng/ lần cho ăn và thay tã, bỉm. Bên cạnh đó, việc chọn loại bỉm thông thoáng, mềm mại cũng giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn.

Quan tâm đến những cảm xúc của trẻ: Hầu hết các bé sơ sinh đều vặn mình, đó là cách để bé giãn các cơ và xương khớp khi phải nằm một chỗ quá lâu. Các bé sơ sinh hay những bé 1, 2 tháng tuổi vặn vẹo đều rất bình thường và triệu chứng này sẽ tự mất khi bé được 4 tháng tuổi. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh vặn mình cũng là cách để bé ‘thể hiện cảm xúc’ rằng bé đang đau, khó chịu, không thoải mái, bé đói, mệt hay bị ướt tã,… Chính vì thế, các mẹ cần lưu ý đến những cảm xúc của con để có biện pháp khắc phục ngay.

Quan tâm đến những cảm xúc của trẻ
Quan tâm đến những cảm xúc của trẻ

Thường xuyên cho bé tắm nắng cũng là một biện pháp các mẹ không được bỏ qua. Bạn có thể bổ sung vitamin D cho trẻ bằng cách cho trẻ tắm nắng hàng ngày, vào các khung giờ từ 7-9 giờ sáng và từ 17 giờ chiều. Thời gian này ánh nắng vừa phải không quá gắt, không làm ảnh hưởng đến làn da mong manh, nhạy cảm của bé.

Thường xuyên cho bé tắm nắng cũng là một biện pháp các mẹ không được bỏ qua
Thường xuyên cho bé tắm nắng cũng là một biện pháp các mẹ không được bỏ qua

Kiểm tra vùng da nhạy cảm cho trẻ thường xuyên cũng là ý kiến rất hay. Trẻ nhỏ thường phải đóng bỉm, nên rất dễ bị hăm, nổi mụn vùng nhạy cảm. Điều này khiến trẻ cảm thấy đau rát, khó chịu, quấy khóc. Bạn cần chọn quần áo thoáng mát cho trẻ, sử dụng kem hăm bôi cho bé. Hoặc có thể dùng một số loại lá tắm cho bé như lá khế, mướp đắng, sài đất… để trẻ giảm bớt ngứa ngáy, rôm sảy.

Trẻ xuất hiện tình trạng gồng mình đỏ mặt do bệnh lý

Một số bệnh lý xuất hiện ở trẻ sơ sinh khiến trẻ gồng mình đỏ mặt đó là: trẻ thiếu canxi, kẽm…Để khắc phục tình trạng này, bạn cần bổ sung dưỡng chất hàng ngày cho trẻ bằng cách lên thực đơn phù hợp. Đối với trẻ bú mẹ, bạn cần tăng cường ăn các loại thực phẩm như: thịt bò, tôm, cua, cá… để cung cấp canxi, sắt, kẽm cho trẻ qua việc cho trẻ bú mẹ mỗi ngày.

Với trẻ bú sữa công thức, bạn cần kiểm tra lại loại sữa đang cho trẻ bú xem đã đủ thành phần dưỡng chất, và trẻ có thực sự thích hợp với loại sữa đó không. Nếu thấy trẻ có những dấu hiệu như đi phân táo, trẻ bú ít, phân xanh… bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để đổi loại sữa khác cho bé. Giúp bé được cung cấp dưỡng chất đầy đủ, phù hợp với cơ thể của trẻ.

Một số bệnh lý khác như trẻ bị ngứa do côn trùng cắn, hoặc chui vào tai. Bạn cần để ý hơn đến phòng ngủ của trẻ, sử dụng những loại kem chuyên dụng dành cho trẻ sơ sinh. Bôi lên da của bé để giảm vết sưng tấy, giúp bé không bị ngứa ngáy khó chịu, trẻ ngủ ngon giấc hơn.

Một số câu hỏi xoay quanh vẫn để gồng mình đỏ mặt ở trẻ sơ sinh

Ngoài nguyên nhân thì các mẹ còn có thể có một vài câu hỏi thắc mắc về tình trạng trẻ sơ sinh gồng mình đỏ mặt. Dưới đây là một số câu hỏi hay gặp nhất và câu trả lời để cho các mẹ tham khảo nhé.

Trẻ sơ sinh hay gồng mình đỏ mặt có nguy hiểm không?

Vặn mình, gồng mình, đỏ mặt là hiện tượng sinh lý thường gặp ở trẻ sơ sinh. Biểu hiện thường kéo dài trong vài phút là tự hết. Khi trẻ vặn mình, đỏ mặt nhưng vẫn bú tốt, không nôn ói, không khóc, khó chịu, lên cân tốt thì ba mẹ không cần quá lo lắng.

Khi trẻ sơ sinh ngủ hay vặn mình kèm theo các biểu hiện như: ra mồ hôi trộm, rụng tóc vành khăn, quấy khóc… có thể là biểu hiện của việc trẻ bị thiếu canxi, thường gặp ở những bé sinh non, dinh dưỡng kém. Nói tóm lại, nếu trẻ vẫn khỏe, lên cân tốt thì triệu chứng vặn mình là bình thường.

Trẻ sơ sinh hay gồng mình đỏ mặt có nguy hiểm không
Trẻ sơ sinh hay gồng mình đỏ mặt có nguy hiểm không

Trường hợp trẻ sơ sinh hay gồng mình đỏ mặt có kèm theo các triệu chứng như ăn kém, ngủ không được, bỏ bú, sụt cân, tiêu chảy,… thì cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để thăm khám chính xác.

Tẩy lông đẹn có giúp trẻ hết gồng mình đỏ mặt không?

Thời gian gần đây, nhiều người truyền tay nhau về việc phương pháp điều trị trẻ sơ sinh vặn mình bằng cách tẩy “lông đẹn”, nhờ đó trẻ ngủ ngon và không quấy khóc. Sử dụng lòng trắng trứng gà trộn với nước cốt chanh để tẩy lông. Rất nhiều bà mẹ đã hào hứng áp dụng cách này cho con nhưng cách này có thật sự đúng hay không?

Tẩy lông đẹn có giúp trẻ hết gồng mình đỏ mặt không
Tẩy lông đẹn có giúp trẻ hết gồng mình đỏ mặt không

Theo chia sẻ của GS.TS Phạm Nhật An – Giảng viên Bộ môn Nhi trường Đại học Y Hà Nội, nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết: Tẩy lông đẹn cho trẻ là cách truyền miệng dân gian, không có cơ sở thực tiễn về mặt khoa học. Lông đẹn là lớp lông bảo vệ làn da non nớt của trẻ trong những năm tháng đầu đời. Khi trẻ lớn lên theo thời gian, lớp lông này sẽ tự động rụng dần. Vậy nên mẹ không nhất thiết phải tẩy lông đẹn cho trẻ sơ sinh.

Với phương pháp sử dụng lòng trắng trứng gà trộn nước cốt chanh để tẩy lông đẹn, làn da của bé sẽ phải chịu những tác động nguy hiểm. Trẻ sơ sinh có làn da còn non nớt, nước cốt chanh có nhiều axit dễ gây mẩn trên da. Bên cạnh đó, hỗn hợp này không hợp vệ sinh, khi thoa lên da bé, chúng có thể làm nhiễm khuẩn, đặc biệt, trứng gà sống còn mang mầm bệnh cúm gia cầm.

Các chuyên gia y tế cũng nhấn mạnh rằng: Hiện tượng vặn mình, gồng mình đến đỏ mặt ở trẻ sơ sinh là hết sức bình thường. Giống như người lớn, khi mệt mỏi thì cần vươn vai thì trẻ nhỏ cũng vậy, chúng sẽ vận động bằng việc vặn mình, rướn mình. Ba mẹ đừng vội thấy trẻ hay vặn mình, nghĩ rằng đó là bệnh rồi làm dụng phương pháp điều trị không khoa học.

Bài viết trên cung cấp một số thông tin về tình trạng trẻ sơ sinh hay gồng mình đỏ mặt. Mong sẽ mang đến những thông tin hữu ích đối với các bậc phụ huynh để có thêm nhiều kinh nghiệm trong quá trình chăm sóc và nuôi dạy trẻ. Tuy là hiện tượng hiện lý bình thường song nếu thấy trẻ có những dấu hiệu bất thường như trẻ gồng mình liên tục, quấy khóc, bỏ bú… hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được tư vấn, thăm khám kịp thời và đưa ra phương pháp xử lý kịp thời.