Khi mới sinh ra, trẻ rất hay gặp một triệu chứng đó chính là vàng da khiến các mẹ bỉm rất hoang mang, thậm chí là hoảng hốt, lo sợ, không biết con mình có bị làm sao không. Bài viết này sẽ giúp các mẹ hiểu thêm về hiện tượng vàng da ở trẻ, khi trẻ sơ sinh bị vàng da mẹ nên ăn gì và tại sao lại có mối liên hệ đó.
Tình trạng vàng da ở trẻ sơ sinh – nguyên nhân và triệu chứng
Hiện tượng vàng da ở trẻ sơ sinh khá phổ biến. Ở trẻ sơ sinh non tháng, thường xuất hiện vàng da sau 2 đến 3 ngày. Còn ở những trẻ đủ tháng, hiện tượng vàng da thường hiếm gặp hơn, chỉ chiếm tỷ lệ khoảng 25 đến 30 %.
Nguyên nhân dẫn đến vàng da ở trẻ sơ sinh
Nguyên nhân cốt lõi của hiện tượng vàng da sinh lý ở trẻ sơ sinh là do sự ứ đọng một chất có màu vàng được sinh ra sau khi các tế bào hồng cầu bị phá hủy – đó là bilirubin. Do số lượng tế bào hồng cầu ở trẻ sơ sinh cao hơn và thường xuyên được thay mới, phá vỡ làm cho vàng da trở nên phổ biến ở nhóm đối tượng này.
Hơn nữa, gan ở trẻ sơ sinh chưa được hoàn thiện về mặt cấu tạo và chức năng nên quá trình đào thải bilirubin ra khỏi máu và cơ thể còn hạn chế. Từ 2 tuần tuổi, gan của trẻ phát triển đầy đủ hơn nên bilirubin được đào thải nhanh, hiện tượng vàng da sẽ tự hết mà không để lại những biến chứng gì nguy hiểm.
Tuy nhiên, vàng da ở trẻ sơ sinh có thể là biểu hiện của một số căn bệnh – vàng da bệnh lý. Nếu sau 2 tuần mà tình trạng vàng da của trẻ không có dấu hiệu thuyên giảm thì cần đưa trẻ đến thăm khám bác sĩ để được tư vấn và hỗ trợ điều trị kịp thời.
Triệu chứng của vàng da ở trẻ sơ sinh
Biểu hiện vàng da sinh lý ở trẻ sơ sinh: Vàng da đơn thuần ở vùng mặt, cổ, ngực và vùng bụng phía trên rốn; xuất hiện khoảng 48 -72 giờ sau sinh; tự khỏi trong vòng 1 tuần với trẻ sinh đủ tháng và 2 tuần với trẻ sinh non; không kết hợp các triệu chứng bất thường khác; nước tiểu có màu tối hoặc vàng và phân nhạt màu; trẻ vẫn phát triển tốt và lên cân đều.
Biểu hiện vàng da bệnh lý ở trẻ sơ sinh: mức độ vàng da rất đậm, vàng toàn thân và cả mắt; xuất hiện sớm từ ngày đầu tiên sau sinh; không khỏi sau 1 tuần ở trẻ đủ tháng và 2 tuần đối với trẻ non tháng; có các triệu chứng khác kèm theo (bỏ bú hoặc bú kém, sốt, khóc nhiều, lừ đừ, ngưng thở, thở nhanh, thay đổi thân nhiệt, …); xét nghiệm Bilirubin trong máu tăng cao hơn bình thường.
Một số điều trị và phòng ngừa hiện tượng vàng da ở trẻ sơ sinh
Các phương pháp điều trị vàng da ở trẻ sơ sinh
Đối với vàng da sinh lý, các triệu chứng sẽ tự hết hoàn toàn sau 7 đến 10 ngày. Còn đối với vàng da do bệnh lý, mức độ nghiêm trọng cao hơn và không thể tự khỏi được, cần có những biện pháp y khoa can thiệp, điển hình như 2 phương pháp sau:
Phương pháp chiếu đèn: trẻ được đặt trong lồng chiếu đèn, dưới tác dụng của đèn, bilirubin sẽ chuyển thành một dạng dễ phân hủy hơn. Quá trình này tạo điều kiện thuận lợi cho gan chuyển hóa và thải trừ bilirubin.
Phương pháp truyền máu: Đối với những trẻ có mức độ nhiễm bilirubin cao hơn, bác sĩ có chuyên môn sẽ có quyền cân nhắc chỉ định phương pháp truyền máu để thay thế một phần máu, từ đó giảm bớt lượng bilirubin trong máu.
Các phương pháp ngừa vàng da ở trẻ sơ sinh
Cách phòng tránh hiện tượng này ở trẻ sơ sinh đơn giản và hiệu quả nhất chính là cho trẻ bú đầy đủ vì nếu cho trẻ bú từ 8 đến 12 cữ mỗi ngày sẽ đảm bảo cho trẻ không bị mất nước, giúp cơ thể đào thải bilirubin dễ dàng và nhanh chóng hơn. Còn đối với trường hợp trẻ không được bú mẹ (do mẹ mắc bệnh lây qua đường sữa, mẹ không có sữa,…) trẻ phải được bú sữa công thức với liều lượng 30 đến 60 ml cho mỗi 2 đến 3 giờ trong tuần đầu tiên.
Ngoài ra, cả bố và mẹ nên làm xét nghiệm các định nhóm máu trước khi mang thai để dự đoán được máu của con, tránh các trường hợp máu mẹ và máu con không tương thích, dễ gây nguy hiểm về sau (như tan máu dẫn đến vàng da), nhất là trong quá trình sinh đẻ. Nhờ đó, cũng có được các phương pháp điều trị, phòng ngừa hợp lý.
Trẻ sơ sinh bị vàng da mẹ nên ăn gì?
Do trẻ sơ sinh thu nạp nguồn dinh dưỡng chủ yếu từ sữa mẹ nên chất lượng sữa rất quan trọng với bé. Chế độ ăn của mẹ có ảnh hưởng trực tiếp đến thành phần, hàm lượng các chất có trong sữa, từ đó gián tiếp tác động lên tình trạng sức khỏe của bé. Vì vậy, để hỗ trợ cải thiện hiện tượng vàng da ở bé, người mẹ cũng nên thay đổi chế độ ăn sao cho hợp lý. Khi trẻ sơ sinh bị vàng da, mẹ nên ăn các loại thực phẩm sau:
Tăng cường bổ sung các loại trái cây
Việc thêm vào các loại trái cây trong khẩu phần ăn của mẹ giúp mẹ được bổ sung nhiều chất chống oxy hóa cũng như vitamin. Các chất này có khả năng tăng cường chức năng lọc của thận, kích thích men gan, từ đó giúp đào thải chất độc tốt hơn, giải độc cho cơ thể. Đồng thời, giúp cơ thể mẹ cân bằng lại độ pH, tạo điều kiện thuận lợi để mẹ có thể tiết sữa cho trẻ bú.
Một số loại trái cây được ưa dùng trong chế độ ăn của mẹ có con bị vàng da như: bưởi, dưa hấu, bơ, chanh, táo, dứa, dưa leo,…
Uống nhiều nước
Các mẹ nên bổ sung một lượng nước khoảng 2 đến 2,5 lít nước mỗi ngày, tương đương với 8 ly nước, để giúp cơ thể được thanh lọc, gan được giải độc và sữa được loại bỏ hết các chất độc. Trẻ sơ sinh bị vàng da cũng nên tích cực bú sữa mẹ để bổ sung nước cho cơ thể, giúp gan hoạt động tốt và bilirubin – nguyên nhân gây vàng da được thải trừ một dễ dàng và nhanh chóng. Khi tốc độ thải trừ bilirubin của cơ thể nhanh hơn tốc độ sản sinh từ các quá trình phá hủy, thay mới hồng cầu thì hiện tượng vàng da ở trẻ sẽ thuyên giảm.
Các loại trà thảo dược
Các loại trà thảo dược chứa khá nhiều chất chống oxy hóa – là những chất có khả năng giúp loại bỏ một số thành phần có hại cho cơ thể, một số độc tố. Thông qua sữa mẹ, các chất này sẽ bảo vệ cơ thể bé, bao gồm cả các tế bào gan và máu. Đồng thời hỗ trợ đào thải các loại chất độc – có thể là nguyên nhân gây chứng vàng da, ra khỏi cơ thể. Từ đó các triệu chứng vàng da của trẻ sơ sinh sẽ được giảm nhẹ.
Bên cạnh đó, trà thảo mộc cũng giúp giải độc cho cơ thể mẹ, thanh lọc nguồn sữa cho trẻ, làm mát gan, giảm mỡ máu, tăng tiết sữa, đảm bảo nguồn sữa chất lượng cho trẻ. Một số loại trà thảo dược mà các mẹ có thể sử dụng như táo gai, trà cam thảo, trà gừng, trà atiso, trà mật ong và chanh,…
Chế độ ăn uống bổ sung protein
Bổ sung protein rất cần thiết trong giai đoạn này. Chế độ ăn của mẹ giàu protein sẽ giúp bé được cung cấp đủ chất cần cho quá trình phát triển, hoàn thiện chức năng của các hệ cơ quan cũng như giúp các mô bị phá hủy có thể thay mới, sửa chữa. Đặc biệt ở đây là gan và máu.
Các loại thực phẩm bổ sung protein như Tofu hay cá hồi tỏ ra hiệu quả hơn trong hoạt động của gan và chuyển hóa acid béo hơn các loại thịt hay các chế độ ăn kiêng cho bà bầu nên thường được khuyên sử dụng hơn. Những loại thực phẩm này giúp đạt được protein cao và chuyển hóa tốt trong cơ thể.
Rau mầm, hạt khô và các loại đậu
Rau mầm và các loại đậu chứa một lượng chất xơ và protein rất cao, giúp hệ tiêu hóa và gan của trẻ hoạt động tốt và hiệu quả hơn. Protein trong những loại thực phẩm này giúp bổ sung các loại acid amin thiết yếu cần cho quá trình phát triển, hoàn thiện cũng như chữa lành, sửa chữa các mô, các cơ quan bị tổn thương.
Chất béo có lợi chứa khá nhiều trong các loại hạt khô. Loại chất béo này không những không có hại mà còn rất dễ tiêu hóa, bổ sung một lượng béo cần thiết cho mẹ và bé. Đặc biệt là quả óc chó lại rất có lợi cho gan, giúp quá trình thải độc diễn ra thuận lợi hơn.
Thức ăn nguyên hạt và nhiều chất xơ
Bilirubin có thể được thải trừ qua gan và mật xuống ruột, ra ngoài theo phân. Do đó hỗ trợ hệ tiêu hóa cũng là một biện pháp giúp đào thải nhanh bilirubin, giảm chứng vàng da ở trẻ. Bổ sung một số loại thực phẩm giàu chất xơ thông qua sữa mẹ như thực phẩm nguyên hạt hoặc đa hạt tỏ ra rất hiệu quả đối với trẻ sơ sinh bị vàng da.
Bổ sung những sản phẩm giàu chất xơ cũng giúp hệ tiêu hóa của mẹ hoạt động tốt, giúp đào thải tốt các chất độc, tránh trường hợp táo bón, ứ trệ, tích tụ nhiều chất độc trong cơ thể mẹ và xâm nhập vào sữa. Trẻ bú sữa mẹ có nhiều chất độc có thể bị tổn thương các hệ cơ quan như gan, các tế bào máu,… và càng làm tăng mức độ bệnh.
Tăng cường bổ sung các loại rau xanh lá
Các loại rau xanh giúp bổ sung thêm nhiều loại vitamin và khoáng chất nên chúng không thể thiếu trong thực đơn của phụ nữ mang thai và cho con bú. Do giàu vitamin, khoáng chất, ngoài ra có thể còn có chất chống oxy hóa nên rau xanh được khuyến khích nên có trong bữa ăn của các bà mẹ có con bị vàng da.
Một số loại rau xanh được khuyên dùng cho các mẹ bỉm như bắp cải, bông cải xanh, cải xoăn, cải xoong, măng tây,… Ngoài ra, việc tăng cường ăn nhiều rong biển và sả cũng sẽ khiến cho nguồn sữa mẹ chất lượng hơn và đẩy lùi được chứng bệnh vàng da ở trẻ.
Trẻ sơ sinh bị vàng da mẹ có phải kiêng gì không?
Tất cả những loại thức ăn, đồ dùng tác động xấu trực tiếp hay gián tiếp (liên quan đến chức năng thải độc của gan, của hệ tiêu hóa, hệ nội tiết, chức năng chuyển hóa trong cơ thể) đến hoạt động bài tiết sữa cũng như chất lượng sữa của mẹ đều phải cấm tuyệt đối.
Điển hình như:
- Không nên hút thuốc trong thời kỳ cho con bé vì trong thuốc lá và khói thuốc có rất nhiều chất độc, thay đổi thành phần sữa mẹ và ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
- Tránh ăn các đồ ăn đóng gói, đồ ăn vặt vì chúng chứa nhiều chất bảo quản làm suy yếu chức năng tiêu hóa.
- Không ăn đồ ăn cay nóng và chứa nhiều giàu mỡ do ảnh hưởng xấu đến nhiều hệ cơ quan như nội tiết, tiêu hóa, miễn dịch,…
- Loại bỏ hoàn toàn các đồ uống có gas trong chế độ ăn hàng ngày.
- Hạn chế tối đa việc sử dụng đường tinh luyện các sản phẩm chứa nhiều đường tinh luyện do có ảnh hưởng không tốt đến chức năng gan của trẻ. Thay vào đó có thể sử dụng các loại đường chứa trong các thực phẩm có nguồn gốc thiên nhiên như mật ong.
- Giảm lượng muối trong chế độ ăn hàng ngày. Ăn ít muối sẽ tốt cho sức khỏe cả trẻ và bé trong khi bản thân các loại thực phẩm đã có chứa một lượng muối nhất định.
- Tránh các loại thức ăn khó tiêu, các chất béo không bão hòa do ảnh hưởng tiêu cực đến chức năng tiêu hóa và hấp thu cũng như sức khỏe của mẹ, từ đó sức khỏe của bé cũng bị tác động không tốt.
Tóm lại, vàng da là một hiện tượng phổ biến và thường không nguy hiểm ở trẻ sơ sinh. Để giúp cho tình trạng này ở trẻ mau hết thì mẹ cần lưu ý đến chế độ ăn uống cũng như sức khỏe của bản thân. Mong qua bài viết lần này, người đọc có thể hiểu hơn về chứng vàng da ở trẻ và có thể trả lời được câu hỏi trẻ sơ sinh bị vàng da mẹ nên ăn gì.