Các mẹ thường cho cá hồi vào thực đơn của các bé, vì cá hồi là một loại thực phẩm giàu protein, vitamin B, D tốt cho hệ tim mạch, giàu omega 3 rất tốt cho thị lực của bé, không chỉ thế, cá hồi cũng giàu DHA giúp bé phát triển trí não vô cùng hiệu quả. Nhưng cách chế biến để cho bé không thấy cảm chán lại là nỗi băn khoăn của các mẹ. Bài viết dưới đây là một số loại rau nấu với cá hồi để thực đơn của bé trở nên phong phú mà vẫn giàu dinh dưỡng.
Ăn cá hồi có tốt không?
Cá hồi là loại cá rất ít chất béo bão hòa, chỉ với 200 calo trên khoảng 85-113 gam. Đây cũng là loại cá cung cấp nguồn protein rất tốt. Hơn nữa, nó còn là thực phẩm chứa lượng vitamin B12 rất lớn cùng với kali và các chất dinh dưỡng khác như sắt và vitamin D.
Thực chất, khi sử dụng dụng cá hồi thì thành phần vitamin B12 trong cá hồi giữ cho máu và các tế bào thần kinh luôn hoạt động và giúp cơ thể tạo ra DNA. Nhưng đối với sức khỏe thì ăn cá hồi có tốt không? Cá hồi rất giàu axit béo omega-3. Hầu hết các omega-3 là axit béo “thiết yếu”. Cơ thể chúng ta không thể tự tổng hợp được những axit này và chúng cũng đóng vai trò khá quan trọng trong cơ thể. Hơn nữa, các axit này là có tác dụng làm giảm các bệnh bao gồm:
- Bệnh tim mạch (trong đó có đau tim và đọt quỵ)
- Một số loại ung thư
- Trí tuệ bị sa sút
- Alzheimer và các bệnh nhận thức khác
- Chúng cũng có thể giảm bớt ảnh hưởng của bệnh viêm khớp dạng thấp.
Các chuyên gia khuyến nghị tất cả người lớn nên ăn ít nhất hai phần (tổng cộng 226 gam) hải sản mỗi tuần, đặc biệt là các loại cá chứa nhiều omega-3 như cá hồi. FDA và EPA đều khuyến nghị trẻ em nên ăn 1-2 khẩu phần (khoảng 56-113 gam) hải sản mỗi tuần bắt đầu từ tuổi lên 2. Phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ nên tránh các loại cá chứa nhiều thủy ngân nhất.
Ngoài những lợi ích về sức khỏe của omega-3, nếu sử dụng hàm lượng chất béo này với liều cao hoặc giống như trong chất bổ sung, thì có thể gây ra các vấn đề chảy máu nếu bạn dùng một số loại thuốc chống đông máu. Vì vậy, hãy đảm bảo rằng bạn cần tuân thủ các nguyên tắc khi sử dụng thành phần này.
Bé mấy tháng ăn được cá hồi và ăn bao nhiêu?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bé từ 7 tháng trở lên là có thể ăn được cá hồi. Không nên cho bé ăn dặm quá sớm, do cá hồi vô cùng giàu dinh dưỡng nên dễ gây gây cho trẻ mất cân bằng dinh dưỡng. Hệ tiêu hóa của bé dưới 7 tháng tuổi còn non nớt, bé ăn cá hồi sớm có thể gây dị ứng, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa cũng như sự phát triển của trẻ.
Về lượng ăn dành cho bé cũng cần lưu ý:
- Bé từ 7 – 12 tháng có thể ăn 20 – 30 gam cá hồi/ bữa, 1 ngày ăn 1 bữa và 3 bữa/ tuần.
- Bé từ 1 – 3 tuổi có thể ăn 30 – 40 gam cá hồi/ bữa, 1 ngày ăn 1 bữa.
- Bé từ 4 tuổi trở lên có thể ăn 50 – 60 gam cá hồi/ bữa và có thể ăn 1 – 2 bữa/ ngày.
Cá hồi nấu với rau gì cho bé?
Có rất nhiều loại rau như: rau dền, súp lơ xanh, rau cải xanh các loại, rau bina, bí đỏ, củ dền, rau ngót, cà rốt, khoai tây, khoai lang… những loại rau này khá dễ nấu cũng như giúp món cháo giàu dinh dưỡng hơn, dễ ăn hơn và không bị tanh.
Mẹ lưu ý khi nấu cháo cá hồi cho bé ăn dặm dưới 12 tháng tuổi thì không nên nêm gia vị, hoặc có thể thêm một xíu gia vị khi bé từ 8 tháng trở lên.
Muốn nấu món cháo cá hồi cho bé ăn dặm thơm ngon không bị tanh, mẹ nên ngâm cá hồi với nước chanh pha loãng hoặc nước muối loãng, sữa tươi không đường 20 phút rồi rửa sạch lại , sau đó đem nấu cháo cho bé.
Dưới đây là một số cách nấu kết hợp cá hồi với một số loại rau đơn giản mà thơm ngon các mẹ có thể tham khảo
Cháo cá hồi nấu với súp lơ, khoai tây
Nguyên liệu cần chuẩn bị
- 1 bát gạo tẻ xay
- 50gr cá hồi
- 1 bông súp lơ
- 1 củ khoai tây nhỏ
- 1 lát gừng mỏng
- Các loại gia vị: muối, nước mắm,…
Cách nấu cháo cá hồi với súp lơ, khoai tây
- Bước 1: Cho vào nồi nấu chậm, thêm cả gạo trắng, nước nóng và một lát gừng. Đặt nồi nấu chậm ở mức cao nhất để nấu trong khoảng 1 giờ.
- Bước 2: Trong lúc này, đun sôi nước để hấp rau.
- Bước 3: Gọt vỏ và cắt lát khoai tây và súp lơ thái mỏng, xếp ra đĩa.
- Bước 4: Hấp rau trong 15 phút, sau đó lấy rau ra và thay bằng bằng cá hồi, hấp trong 3-5 phút.
- Bước 5: Xay nhuyễn rau và cá hồi.
- Bước 6: Nấu cháo được khoảng 1 giờ thì thêm rau xay nguyễn và cá nghiền vào nồi nấu chậm. Khuấy và trộn đều.
Cháo cá hồi rau ngót
Có thể bạn chưa biết, trong rau ngót có chứa rất nhiều protein cùng với các dưỡng chất như vitamin A, vitamin C hay canxi. Hơn nữa, rau ngót còn có tính mát nên rất tốt cho sức khỏe của các bé.
Nguyên liệu cần chuẩn bị
- 1 bát gạo tẻ xay
- 50gr cá hồi
- 30gr rau ngót
- Các loại gia vị: muối, nước mắm,…
Hướng dẫn cách nấu cháo cá hồi rau ngót
- Bước 1: Cá hồi và rau ngót bạn đem rửa sạch. Sau đó, luộc cá hồi cùng ½ thìa cafe muối. Sau đó, loại bỏ phần da và xương, rồi dùng thìa nghiền nhỏ phần thịt ra.
- Bước 2: Rau ngót nhặt và rửa sạch sau đó đem cắt nhỏ hoặc xay nhuyễn.
- Bước 3: Cho gạo tẻ xay vào trong nồi nước sau đó cho thêm muối, hạt nêm và để tăng thêm phần đậm đà. Khi cháo đã sôi bạn cho cá hồi và rau ngót vào. Khuấy đều và nấu thêm 1-2 phút rồi tắt bếp.
Cháo cá hồi bí đỏ
Bí đỏ là một loại rau củ quả giàu vitamin A nên rất tốt cho đôi mắt của bé. Đặc biệt, khi kết hợp bí đỏ cùng với cá hồi bạn sẽ có được một món cháo giàu dinh dưỡng, rất dễ ăn và không hề bị tanh chút nào. Cùng tham khảo ngay cách làm dưới đây nhé!
Nguyên liệu cần chuẩn bị
- 1 bát gạo tẻ
- 50gr phi lê cá hồi lọc bỏ xương
- 100gr bí đỏ
- 2 thìa dầu thực vật
- 2 nhánh hành lá
- Các loại gia vị: muối, nước mắm,…
Hướng dẫn cách làm cháo cá hồi bí đỏ
- Bước 1: Cá hồi rửa sạch cùng với nước muối loãng rồi dùng nhíp gắp phần xương ra rồi để cho ráo nước. Bí đỏ gọt bỏ phần vỏ và ruột, rửa sạch rồi đem hấp chín sau đó nghiền nhuyễn.
- Bước 2: Đun sôi 500ml nước cùng với ½ thìa cafe muối rồi cho cá hồi luộc khoảng vài phút cho cá chín. Vớt cá hồi đã chín ra nghiền nhỏ. Giữ lại phần nước luộc cá để nấu cháo.
- Bước 3: Cho cá hồi nghiền nhuyễn lên chảo khô đảo đều rồi cho thêm ½ thìa nước mắm để tăng độ đậm đà.
- Bước 4: Cho 1 bát gạo tẻ xay nhuyễn vào nồi nước luộc cá rồi đun sôi. Khi thấy gạo bắt đầu chín thì cho bí đỏ vào khuấy đều. Cho thêm 1/2 thìa cà phê muối, 2 thìa cà phê bột ngọt, 1 thìa cà phê mắm vào. Khi cháo chín, bạn đem múc ra tô rồi cho cá hồi lên trên.
Cá hồi nấu cùng rau dền
Nếu bạn còn đang băn khoăn không biết cá hồi nấu cùng rau gì ngon thì rau dền chính là một gợi ý hay ho. Để nấu cá hồi cùng với rau dền, các mẹ có thể học theo công thức dưới đây:
Nguyên liệu cần chuẩn bị
- 30g cá hồi phi lê
- Cháo trắng
- 30g rau dền
- Dầu cho bé ăn dặm (dầu vừng, dầu ô liu)
- 5g hành củ
Hướng dẫn cách làm cá hồi nấu cùng rau dền
- Bước 1: Cá hồi rửa sạch rồi đem luộc chín cùng với 1 chút muối. Sau khi cá đã chín bạn dùng kéo cắt nhỏ hoặc lấy thìa tán nhuyễn.
- Bước 2: Phi thơm hành củ băm nhỏ cùng với chút dầu ăn rồi cho cá hồi đã tán nhuyễn vào đảo đều.
- Bước 3: Rau dền đem nhặt, rửa sạch rồi băm nhuyễn hoặc cắt nhỏ.
- Bước 4: Nấu cháo cùng với 1 chút nước. Khi cháo sôi thì cho cá hồi và rau dền vào. Nêm thêm chút gia vị và hạt nêm. Đun thêm 2-3 phút rồi tắt bếp.
Cá hồi nấu cùng rau mồng tơi
Rau mồng tơi vốn được biết đến là một loại rau củ rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ. Hơn nữa, rau mồng tơi khi kết hợp cùng với cá hồi không hề bị tanh mà còn giúp món cháo trở nên hấp dẫn, thơm ngon và đậm đà hơn.
Nguyên liệu cần chuẩn bị
- 50gr cá hồi phi lê
- 1 bát gạo tẻ xay nhuyễn
- 50gr rau mồng tơi
- 1 muỗng cafe dầu ô liu
- 1 thìa cafe hạt nêm
Hướng dẫn cách làm cá hồi nấu cùng rau mồng tơi
- Bước 1: Cá hồi sau khi rửa sạch bạn đem luộc chín cùng với chút muối. Sau khi cá chín, đem bỏ phần da và xương sau đó nghiền nhuyễn phần thịt cá.
- Bước 2: Rau mồng tơi nhặt bỏ phần cuống lá. Sau đó đem cắt nhỏ và cho vào máy xay cùng 2 muỗng canh nước rồi xay nhuyễn.
- Bước 3: Cho gạo vào đun sôi. Khi thấy gạo sôi và bung nở bạn bắt đầu cho cá hồi vào. Khuấy đều khoảng vài phút rồi cho rau mồng tơi xay nhuyễn đun sôi thêm vài phút là được.
Cá hồi nấu cùng cải bó xôi
Cải bó xôi là một loại rau cực kì tốt mà các mẹ nên bổ sung cho các bé ăn thường xuyên. Trong cải bó xôi có chứa canxi, magie giúp xương được phát triển tốt. Không những vậy, vitamin A trong rau còn tăng cường thị lực cùng vitamin C giúp tăng sức đề kháng cho bé.
Nguyên liệu cần chuẩn bị
- 30gr cá hồi (nên chọn phần phi lê)
- 1 bát gạo tẻ xay nhuyễn (có thể dùng sẵn cháo trắng nấu sẵn)
- 1 nhánh hành khô
- 30gr rau cải bó xôi
- Dầu ăn thực vật
- Các loại gia vị: nước mắm, hạt nêm
Cách nấu cá hồi cùng rau cải bó xôi
- Bước 1: Cá hồi làm sạch với nước muối pha loãng cùng chút gừng rồi đem luộc chín cùng với chút muối. Sau khi cá chín bạn dùng thìa để nghiền cho cá nhuyễn.
- Bước 2: Rau cải bó xôi nhặt bỏ gốc, rửa sạch rồi đem xay nhuyễn (hoặc có thể cắt càng nhỏ càng tốt).
- Bước 3: Sử dụng phần nước luộc cá hồi để cho gạo vào nấu cháo. Khi thấy gạo sôi thì bạn cho phần cải bó xôi vào khuấy đều. Đun khoảng 2-3 phút thì cho cá hồi vào khuấy đều 2-3 phút rồi tắt bếp.
Cá hồi nấu cùng cà rốt
Trong cà rốt có chứa nguồn vitamin A nên đặc biệt cần thiết cho thị giác của trẻ nhỏ. Không những vậy, cà rốt còn có chức năng miễn dịch cho bé nên khi kết hợp cùng cá hồi bé nhà bạn sẽ ăn ngon miệng hơn rất nhiều đó. Nếu còn đang không biết cá hồi nấu với rau gì thì đây chính là một gợi ý cho các mẹ.
Nguyên liệu cần chuẩn bị
- 1 bát gạo tẻ xay nhuyễn
- 50gr phi lê cá hồi
- ½ củ cà rốt
- 1 nhánh hành củ
- 1 viên phô mai
- Các loại gia vị: muối, hạt nêm, dầu oliu
Cách nấu cháo cá hồi cà rốt
- Bước 1: Cá hồi rửa sạch cùng với nước muối pha loãng có pha thêm vài nhánh gừng để khử mùi tanh của cá. Sau đó để cá ráo nước rồi dùng thìa nghiền nhuyễn.
- Bước 2: Phi thơm hành củ băm nhỏ cùng chút dầu ăn rồi cho cá hồi vào xào.
- Bước 3: Luộc cà rốt chín sau đó nghiền nhuyễn. Có thể lọc qua rây cho cà rốt nhuyễn mịn hơn.
- Bước 4: Cho gạo vào trong nồi nước đun sôi thì cho cà rốt và cá hồi vào. Đun sôi tiếp khoảng 2-3 phút rồi nêm thêm 5ml dầu ô liu và 1 viên phô mai vào dầm nhỏ.
Cháo yến mạch cá hồi
Nguyên liệu cần chuẩn bị
- 30g yến mạch
- 20g cá hồi phi lê
- Nước dùng gà
- Vài cọng hành lá băm nhỏ
- Gia vị cho bé
Cách nấu cháo yến mạch cá hồi
- Bước 1: Yến mạch ngâm nước lạnh 5 phút cho nở.
- Bước 2: Cá hồi ngâm nước muối loãng hoặc sữa tươi không đường 20 phút rồi rửa sạch, băm nhuyễn.
- Bước 3: Bắc chảo lên bếp, phi thơm đầu hành rồi cho cá hồi vào xào, nêm thêm xíu gia vị, xào chín cá là được.
- Bước 4: Cho nước dùng gà và yến mạch vào nồi, nấu sôi khoảng 2 phút thì cho cá hồi đã xào vào, khuấy đều thêm 3 phút nữa, cho thêm xíu hành lá và gia vị cho vừa ăn.
Khi cháo cá hồi nguội khoảng 80% thì cho thêm xíu dầu oliu đảo đều là có thể cho bé ăn được. Cháo thơm ngon, đơn giản và giàu dinh dưỡng cho con.
Một số lưu ý khi kết hợp rau với cá hồi
Cá hồi không phải là thực phẩm dễ gây dị ứng. Tuy nhiên, khi cho bé ăn lần đầu, bạn chỉ nên cho bé ăn cá hồi và không ăn kèm với bất cứ loại rau củ nào. Đồng thời, chú ý quan sát các triệu chứng của trẻ:
- Nổi mẩn đỏ
- Ngứa
- Sưng môi hoặc lưỡi
- Hắt xì
- Thở khò khè
- Nôn mửa hoặc tiêu chảy
- Khó thở
Ngoài ra, khi cho trẻ ăn cá hồi, bạn cần:
- Loại bỏ hết xương để tránh tình trạng bé bị hóc xương cá
- Chú ý chế biến kỹ do thịt cá hồi chứa nhiều loại ký sinh trùng, nếu không cẩn thận bé sẽ dễ bị lây nhiễm.
- Không cho trẻ ăn quá nhiều vì ăn nhiều có thể gây bệnh tiểu đường type 2, béo phì do hàm lượng cholesterol trong thịt cá khá cao.
Bài viết trên là những công thức kết hợp cá hồi cùng với các loại rau xanh tươi ngon để chế biến thành những món ngon giàu dinh dưỡng. Mong rằng những gợi ý trên sẽ phần nào giúp các mẹ bớt băn khoăn về vấn đề cá hồi nấu với rau gì cho bé sao cho vừa hấp dẫn vừa dinh dưỡng.