Mận hậu là thứ quả có vị chua đặc trưng mà khi nhắc đến chúng ta vô thức nuốt nước miếng. Đặc biệt các bà bầu vô cùng ưa chuộng loại quả này vì vị chua, ngọt, chát tự nhiên hoặc lắc cùng với muối, đường, ớt. Tuy nhiên, hiếm mẹ bầu nào biết đến những lợi ích của mận hậu đối với thai kỳ của mình. Mùa hè rực rỡ đến cũng là mùa của mận hậu này, nếu các mẹ bầu còn băn khoăn vấn đề bà bầu ăn mận hậu có tốt không thì mời tham khảo bài viết dưới đây nhé.
Mận hậu là gì?
Ở nước ta, mận có thể là tên gọi của những loại trái cây khác nhau theo tùy từng vùng miền. Nhưng ở bài viết này muốn đề cập rõ đến loại mận hậu. Mận hậu, mận Bắc hay mận Hà Nội đều là tên gọi của loại quả này, dùng để phân biệt với mận trong miền Nam.
Đây là loại quả được nhiều người ưa thích như một món ăn vặt khoái khẩu, hấp dẫn. Mận hậu có đa số ở các tỉnh miền Bắc nơi có khí hậu mát mẻ và địa hình nhiều sườn núi. Hiện nay Sơn La là vùng trồng mận hậu nhiều nhất cả nước và nổi tiếng nhất là tại vùng Mộc Châu.
Mận hậu có quả hình tròn, nhỏ và màu xanh. Khi mận chín, chúng sẽ chuyển dần sang màu hồng cam ngả tím đậm. Nếu có dịp du lịch Mộc Châu yên bình, mộc mạc đẹp đến nao lòng bạn chắc chắn đừng bỏ qua những vườn hoa mận nở trắng sinh động cả một vùng trời hay trực tiếp hái mận tươi ngon trên cây và ăn luôn mà không phải lo ngại gì nhé!
Chính hương vị chua, ngọt và cực kỳ mọng nước đã làm nên sự “thú vị” chỉ riêng loại quả này có. Hằng năm, cứ đến tháng 6 tháng 7, tại Hà Nội, chúng ta lại thấy những chiếc nong sau yên xe đạp chở đầy ắp mận hậu trên đường phố, đây có thể được coi là đặc trưng của đường phố Hà Nội.
Mận hậu rất ngon, nhưng ít ai biết đến mận hậu còn rất giàu dinh dưỡng, đặc biệt là cho bà bầu. Vậy công dụng thật sự của loại quả này là gì? Bà bầu ăn mận hậu có được không? Đều là những thắc mắc cần lời giải đáp.
Bà bầu ăn mận hậu có tốt không?
Thông thường, các chị em phụ nữ chúng ta thường truyền tai nhau rằng ăn mận rất nóng. Chính vì thế, khi phụ nữ đang có bầu rất lo lắng khi lỡ ăn vài quả mận. Nhưng thực tế, “Bà bầu có được ăn mận không?” Câu trả lời là điều đó còn tùy thuộc vào số lượng mận mà mẹ bầu ăn.
Nếu mẹ bầu chỉ ăn mận ở mức vừa phải, không quá nhiều thì sẽ không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của mẹ và em bé. Bởi vì, theo các chuyên gia dinh dưỡng, mỗi một quả mận đều có chứa: 94g nước, 600 mg chất đạm, 28 mg canxi, 400 mcg sắt và 700 mg chất xơ.
Ngoài ra, trong mỗi quả mận còn chứa rất nhiều các loại vitamin như vitamin C, vitamin A, vitamin B… Với những giá trị dinh dưỡng như trên, bà bầu hoàn toàn có thể ăn được mận trong thai kỳ. Tuy nhiên, mẹ bầu phải chú ý ăn đúng cách và hợp lý để có thể mang lại được nhiều lợi ích cho mẹ bầu và thai nhi.
Qua những thông tin được nói phía trên với câu hỏi “Bà bầu ăn mận có tốt không” thì câu trả lời là CÓ. Mận mang lại rất nhiều lợi ích cho bà bầu nhưng nên sử dụng với số lượng vừa phải, hợp lý.
Mận hậu có những tác dụng gì đối với bà bầu
Ngăn ngừa chứng thiếu máu ở mẹ bầu
Bất kỳ phụ nữ nào mang thai, cũng rất dễ bị thiếu máu vì hầu như các chất dinh dưỡng từ mẹ đều dùng để nuôi thai nhi.
Vì thế, trong thời kỳ mang thai, phụ nữ rất cần ăn đầy đủ thực phẩm giàu chất sắt để bổ máu, sử dụng thực phẩm chức năng để bổ sung sắt cho cơ thể. Hơn thế, các mẹ bầu phải ăn nhiều trái cây có vitamin C mà trong quả mận có rất nhiều vitamin C, chất này sẽ hỗ trợ tích cực trong quá trình hấp thu sắt trong cơ thể.
Hỗ trợ tiêu hóa của mẹ bầu
Mận hậu chứa rất nhiều nước và chất xơ rất tốt cho mẹ bầu. Khi chín mận hậu rất ngọt và mọng nước. Các mẹ bầu có thể ép mận thành nước uống hoặc ăn trực tiếp. Ngoài ra, nếu có thời gian, các chị em có thể tự làm mứt mận tại nhà để ăn dần. Ăn mận rất tốt cho hệ tiêu hóa, hạn chế việc khó tiêu và hạ hỏa trong cơ thể ở bà bầu.
Chống táo bón thai kỳ hiệu quả
Thêm một công dụng tích cực của mận hậu dành cho bà bầu chính là chống táo bón. Trong mận hậu, chứa rất nhiều chất xơ và những enzym tiêu hóa, sorbitol, dihydrophenyl isation, những chất này có công dụng tương hỗ tính năng của hệ tiêu hóa, chống táo bón thai kỳ nhờ tăng hoạt động giải trí co và giãn của thành ruột. Bà bầu có nên ăn mận Bắc ? Câu vấn đáp là có. Hiện nay, mận bắc chính là thành phần tự nhiên trong nhiều phương thuốc cho phụ nữ mang thai để chữa táo bón .
Chống oxy hóa giúp chống lão hóa, làm đẹp da
Trong thời kỳ mang thai, da phụ nữ phải chịu ảnh hưởng xấu như rạn da, thâm sạm,… Vì thế nhiều chị em phụ nữ phải tìm đến các loại kem dưỡng trị rạn da cho mẹ bầu. Đó thật sự là một phương pháp được ưa chuộng. Tuy nhiên, mận hậu hậu chứa rất nhiều khoáng chất như kali, magie và nhiều vitamin C, A, K,… có lợi cho da giúp làm đẹp da, chống lại lão hóa, hỗ trợ giải quyết các vấn đề thâm sạm và tăng độ đàn hồi cho da không bị chảy xệ là loại quả có thể giúp mẹ bầu cải thiện rất tốt làn da của mình mà ít tốn kém đấy!
Một trong những phương pháp làm đẹp da cho bà bầu hay các chị em khác mà nhanh gọn thường thấy là sử dụng mặt nạ. Mặt nạ làm từ dưỡng chất tự nhiên giúp làm tăng độ ẩm cho da, se khít lỗ chân lông và cung cấp nhiều dưỡng chất cho da. Các mẹ bầu có thể trộn mận với sữa chua không đường, cám gạo hoặc sữa tươi không đường để làm mặt nạ dưỡng da.
Giảm thiểu tình trạng ốm nghén ở mẹ bầu
Đặc biệt đối với những chị em bị cơn ốm nghén hành liên tục đến mức khó khăn vất vả trong mỗi hoạt động của cuộc sống, dẫn đến không đủ chất dinh dưỡng cho thai nhi. Trước mỗi bữa cơm, mẹ bầu hoàn toàn có thể ăn một đến hai trái mận hậu để tăng cảm xúc ngon miệng, cải tổ tiêu hóa .
Hỗ trợ hình thành não bộ, sáng mắt cho thai nhi
Bà bầu ăn mận hậu có được không? Như nói trên, mận hậu chứa rất nhiều dưỡng chất tốt cho mẹ bầu, như vậy không những tốt cho mẹ mà còn tốt cho bé. Vì có rất nhiều vitamin và khoáng chất nên khi mẹ bầu ăn mận hậu sẽ giúp cho trẻ hình thành một đôi mắt sáng khỏe. Tuy nhiên, các mẹ cần lưu ý chọn mua mận hậu sạch, an toàn ở các địa chỉ bán trái cây uy tín để tránh ảnh hưởng đến cơ thể, đặc biệt là gây hại đến thai nhi nhé!
Tăng sức đề kháng cho bà bầu
Với hàm lượng vitamin C cao, mận hậu giúp những mẹ bầu tăng hệ miễn dịch, hạn chế được những mầm bệnh, đặc biệt quan trọng là sốt hay cảm cúm, đây là những loại bệnh rất có hại cho thai nhi .
Ngăn ngừa nguy cơ sinh non ở mẹ bầu
Trong quả mận có chứa một lượng magie tương đối cao, chất này có thể làm giảm nguy cơ sinh non bằng cách ngăn ngừa các cơn co thắt tử cung sớm. Bên cạnh đó, vitamin C có trong quả mận cũng có thể ngăn ngừa nguy cơ vỡ ối sớm ở mẹ bầu. Điều này giúp cho mẹ bầu tránh được nguy cơ sinh non.
Cải thiện sức khỏe xương khớp
Trong thời gian thai kỳ, cơ thể mẹ bầu thường bị thiếu hụt canxi do phải cung cấp cho em bé trong bụng. Quả mận có chứa một hàm lượng canxi tương đối cao có thể giúp cho xương khớp của mẹ bầu chắc khỏe hơn.
Đồng thời, mận cũng chứa nhiều kali, vitamin K, photpho đều là những chất cần thiết cho sự chắc khỏe của xương và ngăn ngừa nguy cơ loãng xương sau khi mang thai.
Ngoài ra, trong quả mận cũng chứa hàm lượng vitamin A tương đối cao sẽ giúp cho sự hình thành, phát triển và tăng trưởng xương ở thai nhi được tốt hơn.
Giúp ngăn ngừa các bệnh về tim mạch
Mận là loại quả chứa rất ít chất béo và các chất béo trong mận là các chất béo không bão hòa, do đó có thể ngăn ngừa các nguy cơ mắc bệnh tim ở bà bầu. Ngoài ra, trong quả mận cũng chứa nhiều chất chống oxy polyphenol, đây là chất rất tốt cho sức khỏe bà bầu và ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tim hoặc bệnh tiểu đường thai kỳ.
Hỗ trợ chống trầm cảm khi mang thai
Hành trình mang thai là hành trình hạnh phúc của người phụ nữ. Tuy nhiên, đây cũng là hành trình có nhiều căng thẳng và mệt mỏi do cơ thể có nhiều sự thay đổi lớn.
Trong mỗi quả mận đều có chứa rất nhiều vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa có thể hỗ trợ làm tăng năng lượng và giúp bà bầu không còn cảm thấy mệt mỏi nữa.
Ngoài ra, vitamin A và beta-Carotene có trong quả mận có thể giúp phát triển mắt và da của thai nhi được tốt hơn.
Tác hại khi ăn quá nhiều mận
Hại thận
Mận có chứa nhiều chất oxalate, do đó gây cản trở quá trình hấp thụ canxi của cơ thể. Điều này có thể dẫn đến hiện tượng kết tủa trong thận, nguyên nhân chính gây sỏi thận và sỏi bàng quang. Đặc biệt, những người bị bệnh thận hoặc có tiền sử gia đình bị bệnh này nên hạn chế hoặc không ăn mận.
Ảnh hưởng đến dạ dày
Vì trong mận có chứa hàm lượng axit cao nên điều này có thể ảnh hưởng đến dạ dày và men răng nếu ăn nhiều mận. Đặc biệt ở trẻ em hoặc với người bị dạ dày nếu ăn nhiều mận bệnh sẽ càng thêm trầm trọng.
Gây nóng
Mận có tính nóng nên ăn nhiều mận có thể gây ra các hiện tượng nóng trong, nhiệt miệng, mụn nhọt… Đặc biệt, phụ nữ mang thai không nên ăn mận vì dễ bị nóng, phát ban, không tốt cho sức khỏe của mình và thai nhi.
Làm giảm tác dụng của một số thuốc
Mặc dù nhiều chất dinh dưỡng, mận có thể ảnh hưởng đến tác dụng của một số loại thuốc khi ăn nhiều. Do tác dụng giảm lượng đường trong máu của mận, người vừa trải qua phẫu thuật không nên tiêu thụ mận. Các bác sĩ khuyến cáo người bệnh ngừng ăn mận 2 tuần trước khi phẫu thuật.
Một số lưu ý khi ăn mận hậu đối với bà bầu
Mặc dù có rất nhiều dưỡng chất cần thiết cho mẹ bầu, tuy nhiên để tránh một số rủi ro không mong muốn các mẹ bầu nên lưu ý một số điều sau:
- Bà bầu sử dụng quá nhiều mận có thể tăng nguy cơ bị sỏi thận. Do đó, đối với các mẹ bầu có tiền sử sỏi thận thì nên tránh sử dụng mận.
- Đối với những mẹ bầu đang cần tăng cân thì không nên ăn mận vì mận không chứa calo mà calo lại rất cần thiết cho phụ nữ có thai.
- Trước khi ăn mận nên rửa sạch mận nhiều lần dưới vòi nước sạch và ngâm lại với nước muối loãng khoảng 30 phút để loại bỏ hoàn toàn những hóa chất độc hại có thể có bên ngoài quả mận.
- Không nên ăn mận khi đói vì trong mận có chứa hàm lượng axit cao. Nếu mẹ bầu ăn mận vào lúc đói có thể gây khó chịu cho bao từ.
- Mẹ bầu chỉ nên ăn từ 5 đến 10 quả mận mỗi ngày vì ăn quá nhiều có thể làm mẹ bầu bị nóng trong và gây ra mụn ở da.
- Khi chọn mận, mẹ bầu hãy nhớ chọn những quả mận tươi, không bị dập hoặc sâu thối. Những quả mận ngon thường có lớp vỏ ở ngoài căng mọng và nhẵn bóng. Mận còn nguyên lớp phấn trắng bên ngoài, cuống lá còn xanh là mận mới hái.
Bà bầu ăn mận chế biến như thế nào?
Mẹ bầu ăn mận có thể ăn trực tiếp hoặc chế biến thành nhiều món ăn khác nhau để thay đổi khẩu vị như phơi khô, dùng làm mứt hoặc ăn kèm với bánh. Nếu có thời gian, mẹ bầu cũng có thế tham khảo cách làm mứt mận dưới đây để bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh và ăn dần.
Nguyên liệu: Gồm mận tươi, đường mía, mứt cam và một ít hạt nhục đậu khấu.
Cách chế biến:
- Trộn đường, mận thành một hỗn hợp rồi đun sôi hoặc nướng trong 5 phút cho đến khi thành mứt.
- Sau đó, cho thêm mứt cam và hạt nhục đậu khấu để tăng thêm hương vị cho món mứt mận.
Bài viết trên đây là một số thông tin về quả mận hậu ở miền Bắc để làm rõ hơn cho những băn khoăn của các mẹ bầu về vấn đề bà bầu ăn mận hậu có tốt không. Mong những thông tin trên là hữu ích dành cho các mẹ bầu để biết thêm những lợi ích của quả mận cũng như vài điều lưu ý khi ăn mận trong những tháng thai kỳ của mình nhé. Vậy nên, các mẹ bầu có thể an tâm khi thêm mận vào thực đơn hoa quả của mình nhưng hãy ăn mận một cách hợp lý và đúng cách để đem lại lợi ích cho sức khỏe nhé các mẹ bầu.